Nhà môi giới Giới thiệu (IB) kiếm tiền bằng cách nào?Cẩm nang trở thành một IB
Nhà môi giới Giới thiệu (IB) là một cầu nối quan trọng giữa khách hàng và các công ty môi giới trong thế giới tài chính. Họ là thực thể trung gian giữa các nhà giao dịch với các công ty môi giới lớn, giúp mọi người tiếp cận với thế giới giao dịch một cách dễ dàng hơn. Các IB không chỉ làm công tác giới thiệu, mà còn cung cấp nhiều dịch vụ chuyên biệt để giúp nhà giao dịch thành công. Tuy nhiên, có thể bạn đang thắc mắc IB sẽ kiếm tiền bằng cách nào? Bài viết này sẽ giải thích cụ thể về nguồn thu nhập của các IB một cách thật dễ hiểu và bài bản.
Hiểu về mô hình hoạt động của Nhà môi giới Giới thiệu (IB)
IB đóng vai trò làm trung gian giữa các khách hàng cá nhân và các công ty môi giới lớn hơn. IB sẽ làm nhiệm vụ kiếm khách hàng, hỗ trợ và đôi khi là tư vấn, trong khi công ty môi giới sẽ đảm nhiệm việc xử lý giao dịch, giám hộ và tuân thủ quy định. Mối quan hệ tương hỗ này cho phép các IB tập trung vào dịch vụ chăm sóc khách hàng mà không phải lo về chi phí chung của việc khớp lệnh giao dịch. Tìm hiểu thêm về định nghĩa IB.
7 nguồn thu nhập của IB
IB có nguồn thu nhập đa dạng, mỗi nguồn đều cung cấp nhiều phương thức nhằm kiếm tiền từ mạng lưới và chuyên môn của họ. Nắm rõ cách thức sinh lợi của họ sẽ giúp bạn có được cái nhìn thấu đáo hơn về tiềm năng tài chính cũng như chiến lược hoạt động của một IB.
- 1. Phí hoa hồng từ giao dịch
- 2. Chênh lệch giá
- 3. Các khoản phí cho dịch vụ bổ sung
- 4. Tiền thưởng dựa trên khối lượng giao dịch
- 5. Phí hiệu suất
- 6. Tổ chức sự kiện và hội thảo
- 7. Doanh thu từ quảng cáo
1. Phí hoa hồng từ giao dịch
Nguồn thu nhập dễ thấy nhất của IB đến từ các khoản phí hoa hồng từ các giao dịch thực hiện bởi khách hàng mà họ giới thiệu. Các khoản phí hoa hồng này có thể cố định theo từng giao dịch hoặc lấy phần trăm của chênh lệch giá.
2. Chênh lệch giá
Một số IB có thỏa thuận riêng để kê chênh lệch giá trong các giao dịch lên một chút. Khoản giá kê thêm này là chênh lệch giữa giá mua và bán, và sẽ là nguồn thu nhập cho IB.
Các nhà môi giới đều có mức chênh lệch giá khác nhau tùy vào thỏa thuận, mô hình kinh doanh và mức độ cạnh tranh trong ngành. Mức giá cũng chênh nhau đáng kể, một số nhà môi giới chỉ lấy nửa giá so với số khác. Trong khi đó, ATFX tính 3 pip và không thu thêm khoản phí nào cả, để bảo đảm tính minh bạch về chi phí cho các nhà giao dịch.
3. Các khoản phí cho dịch vụ bổ sung
Ngoài doanh thu hoa hồng, các IB có thể kiếm tiền từ việc cung cấp các dịch vụ gia tăng giá trị, ví dụ như phân tích thị trường, tổ chức các khóa đào tạo hoặc tư vấn giao dịch cá nhân.
4. Tiền thưởng dựa trên khối lượng giao dịch
Các công ty môi giới thường đưa ra mức tiền thưởng dựa trên khối lượng giao dịch để khuyến khích các IB thu hút thêm nhiều khách hàng hoặc tăng khối lượng giao dịch từ những khách hàng hiện hữu. Số tiền thưởng này có thể sẽ tăng theo cấp bậc dựa trên ngưỡng khối lượng giao dịch.
5. Phí hiệu suất
Với những IB thực hiện công tác quản lý tài khoản hoặc tư vấn giao dịch thì các khoản phí dựa trên lợi nhuận khách hàng kiếm được có thể là một nguồn thu nhập dồi dào. Điều này thỏa mãn cả lợi ích của IB lẫn khách hàng, vì họ sẽ kiếm được nhiều hơn khi các khoản đầu tư của khách hàng có kết quả khả quan.
Ví dụ: Các công cụ CopyTrade, PAMM, và MAM của ATFX cho phép IB thu phí hiệu suất từ việc quản lý quỹ của khách hàng hoặc cho phép người khác sao chép giao dịch của mình. Theo đó, nguồn thu nhập của IB có liên kết trực tiếp với mức độ thành công từ khoản đầu tư của khách hàng. Các hệ thống này góp phần khuyến khích áp dụng các chiến lược giao dịch sinh lời, và IB cũng sẽ được hưởng một phần lợi nhuận do khách hàng tạo ra.
6. Tổ chức sự kiện và hội thảo
Tổ chức và chủ trì các hội thảo, webinar hoặc workshop về giao dịch cũng là một cách tạo nguồn thu nhập cho IB thông qua tiền bán vé, tiền tài trợ hoặc các ưu đãi từ công ty môi giới khi chốt được khách hàng trong lúc diễn ra các sự kiện đó.
7. Doanh thu từ quảng cáo
IB nào có các trang web, blog hoặc kênh mạng xã hội nổi tiếng có thể tận dụng độ hiện diện online của mình để tăng thu nhập từ quảng cáo, ví dụ như từ nội dung có tài trợ, các băng-rôn quảng cáo hoặc tiếp thị liên kết với các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác.
6 lời khuyên để trở thành IB và có nguồn thu nhập
Để là một IB thành công, bạn không những phải nắm rõ về các thị trường tài chính, mà còn phải biết cách kinh doanh có chiến lược. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích để tăng khả năng sinh lời:
1. Tập trung vào các thị trường ngách
Ví dụ: ATFX cho phép các IB chọn phương thức hoạt động riêng, ví dụ như quản lý quỹ, nhà cung cấp tín hiệu, hoặc nhà đào tạo. Những người mới gia nhập có thể bắt đầu với một mảng nhất định rồi sau đó dần mở rộng sang các mảng khác, tạo điều kiện cho bạn tăng trưởng tập trung và trau dồi chuyên môn trong một môi trường giao dịch hết sức năng động.
2. Mở rộng mạng lưới IB cấp dưới
Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với các IB cấp dưới hiện thời và không ngừng tuyển dụng người mới là một mục tiêu quan trọng. Như vậy, bạn có thể tiếp cận được nhiều khách hàng đang mong muốn dấn thân vào thế giới giao dịch. Việc này sẽ giúp bạn có thêm thu nhập và củng cố vị thế của bạn trong thị trường bằng cách liên kết với nhiều đối tác hơn nữa.
3. Tận dụng công nghệ
Hãy sử dụng CMR và các công cụ tiếp thị tự động để quản lý mối quan hệ với khách hàng cũng như duy trì hoạt động xuyên suốt. Các công cụ phân tích tối tân cũng sẽ giúp xác định được xu hướng và cơ hội tăng trưởng.
4. Các buổi đào tạo và giáo dục
Ví dụ: Hãy luôn cập nhật lịch ra mắt những sản phẩm và tin tức thị trường mới nhất, từ đó bạn có thể chia sẻ những nhìn nhận giá trị cho các IB cấp dưới và khách hàng của mình. Phương thức này không chỉ giúp nuôi dưỡng năng lực cho các IB cấp dưới của bạn mà còn củng cố giá trị chung cũng như sức thu hút khi hợp tác với bạn.
5. Đa dạng hóa nguồn thu nhập
Khám phá những mô hình doanh thu đa dạng, ví dụ như chênh lệch giá, phí hoa hồng, các dịch vụ gia tăng giá trị, từ đó tìm cách cân bằng chúng sao cho tạo được sức hút nhất đối với cơ sở khách hàng của bạn.
6. Luôn cập nhật và tuân thủ quy định
Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi trong quy định và đảm bảo tuân thủ chúng sát sao là yếu tố trọng yếu để xây dựng danh tiếng cũng như uy tín hoạt động của bạn.
Sự khác nhau giữa IB và Nhà tiếp thị liên kết (Affiliate)
Phương diện | Nhà môi giới Giới thiệu (IB) | Nhà tiếp thị liên kết (Affiliate) |
---|---|---|
Vai trò | Là trung gian giữa khách hàng và công ty môi giới, cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ mang tính cá nhân hóa. | Tập trung vào công tác tiếp thị và giới thiệu các khách hàng tiềm năng cho công ty môi giới thông qua nền tảng trực tuyến. |
Thù lao | Thông qua các khoản phí hoa hồng theo giao dịch, chênh lệch giá, chi phí cho các dịch vụ bổ sung và tiền thưởng dựa trên khối lượng giao dịch | Thường là một khoản cố định cho mỗi lần chốt khách hàng (CPA) |
Tiềm năng về thu nhập | Có tiềm năng thu nhập liên tục và dài hạn. | Thường là một khoản thu nhập một lần và ngắn hạn. |
Công sức cần bỏ ra | “Hiệu ứng hòn tuyết lăn”: bạn hoạt động càng lâu trong nghề thì càng gia tăng nguồn thu nhập và giảm dần công sức cần bỏ ra. | Mỗi khách hàng mới đòi hỏi bạn phải bỏ ra công sức như nhau, nhưng lại không có lợi ích tích lũy. |
Mối quan hệ với khách hàng | Gần giống như làm chủ một hoạt động kinh doanh, bạn phải duy trì và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, phải liên tục đưa ra những dịch vụ và gói hỗ trợ khác nhau. | Chỉ tập trung vào các hoạt động hướng đến công tác bán hàng, chốt từng khách hàng mà không cần phải duy trì mối quan hệ với họ sau đó. |
Trách nhiệm | Cung cấp các dịch vụ như tư vấn giao dịch, phân tích thị trường và hỗ trợ khách hàng. Có thể bao gồm cả việc quản lý nguồn quỹ và đặt lệnh giao dịch cho một vài khách hàng. | Chủ yếu đảm nhiệm việc tạo ra các đầu mối khách hàng tiềm năng thông qua tiếp thị. Không quản lý nguồn quỹ khách hàng hoặc tư vấn về hoạt động giao dịch. |
Cân nhắc về các quy định | Chịu trách nhiệm trước các quy định tài chính và buộc phải tuân thủ các tiêu chuẩn pháp định trong khu vực hoạt động của mình. | Yêu cầu về pháp lý ít hơn, chỉ tập trung nhiều vào các tiêu chuẩn trong quảng cáo và luật bảo vệ người tiêu dùng. |
Nhận ngay Hướng dẫn Kinh doanh IB của bạn
Nhà môi giới Giới thiệu (IB) giống như chủ doanh nghiệp, ra sức hỗ trợ khách hàng trong việc giao dịch và tư vấn để giữ chân khách hàng. Như vậy, họ có thể duy trì nguồn thu nhập của mình chứ không chỉ thu phí một lần. Càng hoạt động lâu, nguồn thu của họ sẽ càng tăng mà không cần bỏ nhiều công sức như trước. Trong khi đó, mục tiêu chính của các Nhà tiếp thị liên kết là chốt khách hàng, rồi tiếp cận người tiếp theo mà không sinh ra nguồn thu mới nào khác.
IB là những đối tượng mà khách hàng tìm đến vì họ thật sự có chuyên môn, nắm giữ uy tín cao trong thế giới tài chính. Với những ai muốn xây dựng một việc kinh doanh dựa theo dịch vụ về đường dài thì IB là một lựa chọn phù hợp.
Bạn có ý định trở thành IB? Hãy cùng tìm hiểu thêm về các lợi ích khi trở thành IB cho ATFX.