Chỉ số công nghiệp Dow Jones đang kiểm nghiệm ngưỡng hỗ trợ quan trọng trong bối cảnh tâm lý lo ngại về tăng trưởng toàn cầu bao trùm các thị trường.
US30 – Đồ thị ngày
35.000 hiện là ngưỡng quan trọng đối với chỉ số US30. Nếu rơi xuống dưới ngưỡng hỗ trợ này, giá cổ phiếu có thể sẽ hồi giảm mạnh hơn.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã không biến động nhiều với thông tin doanh số bán lẻ mạnh hơn khi tăng 0,7% – cao hơn ước tính 0,4%. Lạm phát thấp hơn và sức mua tốt của người tiêu dùng đã vẽ ra một bức tranh tích cực hơn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng các vấn đề đến từ bên ngoài lại gây áp lực lên thị trường chứng khoán Mỹ.
Giá hợp đồng tương lai của Mỹ giảm xuống thấp hơn khi lợi suất trái phiếu kho bạc tiếp tục đẩy lên mức cao so với năm ngoái, do các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về khả năng phục hồi sau Covid của Trung Quốc. Sau khi dữ liệu kinh tế yếu hơn được công bố, các quan chức PBOC đã cắt giảm lãi suất cơ bản – bao gồm cả lãi suất chuẩn cho các ngân hàng vay kỳ hạn một năm. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng phải đối mặt với áp lực về chất lượng tài sản.
Các chiến lược gia của Ngân hàng Saxo cho biết: “Dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia cho thấy lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng và đầu tư của Trung Quốc trong tháng 7 tăng ít hơn dự kiến, bất chấp những nỗ lực thúc đẩy nhu cầu trong nước”. “Gần đây, trước một loạt dữ liệu yếu hơn dự kiến, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã phản ứng bằng cách bất ngờ cắt giảm hai lãi suất chính sách quan trọng lần thứ hai trong ba tháng.”
Những nỗ lực của ngân hàng trung ương đã đẩy thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ, làm ảnh hưởng đến phiên giao dịch tại châu Âu và Mỹ. Chính phủ Trung Quốc cũng chưa công bố dữ liệu thất nghiệp của thanh niên do lo ngại thị trường sẽ phản ứng tiêu cực.
Lãi suất kho bạc Mỹ cũng đang tăng lên trong bối cảnh Bộ Ngân khố có kế hoạch huy động hơn 103 tỷ USD từ trái phiếu trong quý này, sau khi bổ sung thêm 132 tỷ USD dòng tiền từ việc bán tín phiếu kho bạc trên thị trường ngày hôm qua.
Một nhà phân tích của Fitch Ratings chia sẻ với CNBC rằng cơ quan này có thể hạ xếp hạng tín dụng nhiều ngân hàng hơn – bao gồm ngân hàng khổng lồ Phố Wall JP Morgan. Trong khi đó, đề xuất thay đổi quy định của một cơ quan quản lý ngân hàng lớn nhất càng làm tăng thêm mối lo ngại của nhà đầu tư. Tâm lý lo lắng đang hình thành sau đợt bán tháo lớn của cổ phiếu công nghệ trong năm nay, và các nhà đầu tư nên cảnh giác với một đợt giá thoái lui tiềm ẩn.
Cuộc thăm dò ý kiến các nhà quản lý tài sản của Bank of America cho thấy những nhà đầu tư lớn – quản lý khối lượng tài sản với tổng trị giá 685 tỷ USD – có thể sẽ tạo ra các đợt bán tháo trong tương lai khi đây là nhóm nhà đầu tư có quan điểm tích cực nhất về thị trường trong 18 tháng qua và đang nắm giữ tỷ lệ tiền mặt thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2021. Đó từng là những quỹ quản lý tài sản lớn nhất trên thị trường tại thời điểm các ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt dòng tiền giá rẻ.