Giá vàng (XAU/USD) đạt mức đỉnh kỷ lục mới vào ngày thứ Hai, cho thấy nhu cầu đối với các tài sản an toàn vẫn còn cao. Bất chấp sức mạnh của nền kinh tế Mỹ, vàng tăng giá – đặt trong bối cảnh kỳ vọng cắt giảm lãi suất sớm không chắc chắn – hiện giờ là một xu hướng quan trọng của thị trường.
GOLD – Đồ thị 4 giờ
Giá vàng giao ngay đã tăng 0,9% lên 2.249,95 USD/ounce và giá vàng tương lai đáo hạn vào tháng 6 tăng 0,8% lên mức 2.257,10 USD. Tuy nhiên, giá giao dịch trong ngày đã đạt tới mức 2.286,35 USD trước khi dữ liệu sản xuất của Mỹ được công bố.
Hoạt động sản xuất của Mỹ mạnh mẽ bất ngờ dẫn đến lãi suất trái phiếu Kho bạc và đồng đô la tăng – đây là yếu tố quan trọng khiến giá vàng đạt mức cao kỷ lục hôm thứ Hai. Sự biến động không thể đoán trước này của thị trường chính là yếu tố thúc đẩy giá vàng tăng vọt.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ISM ngành sản xuất bất ngờ cải thiện từ 47,8 lên 50,3. Con số này đã vượt quá ngưỡng 50, cho thấy dấu hiệu mở rộng sản xuất lần đầu tiên kể từ tháng 9 năm 2022. Theo đó, xác suất cắt giảm lãi suất trong tháng 6 đã giảm từ 64% vào tuần trước xuống còn 56%.
Bất chấp dữ liệu kinh tế mạnh mẽ, chỉ số lạm phát PCE lõi – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang – đã bất ngờ sụt giảm trong tháng 2. Điều đó cho thấy rằng số liệu lạm phát gia tăng gần đây có thể là một diễn biến bất thường trong xu hướng lạm phát hạ nhiệt nói chung.
Trong một bài viết gần đây, Morgan Stanley bày tỏ quan điểm rằng ngân hàng vẫn giữ nguyên dự báo về thời điểm cắt giảm lãi suất ban đầu vào tháng 6. Công ty tin rằng chỉ số PCE lõi sẽ đạt mức trung bình 0,22% từ tháng 3 đến tháng 5. Nếu dữ liệu thực tế thấp hơn dự báo, đó sẽ là bằng chứng quan trọng cho thấy lạm phát đang đang được kiểm soát và trên con đường hướng tới mục tiêu một cách phát bền vững.
Tâm lý thị trường đối với tài sản an toàn là vàng cũng bị ảnh hưởng bởi căng thẳng địa chính trị, đặc biệt sau khi truyền thông Iran và Syria đưa tin về cuộc tấn công của Israel nhằm vào một tòa nhà gần đại sứ quán Iran ở thủ đô Syria hôm thứ Hai.