Lịch dữ liệu kinh tế tuần này bắt đầu với dữ liệu IFO của Đức và bài phát biểu của Chủ tịch ECB Lagarde.
EURUSD – Đồ thị tuần
Đồ thị tuần của EURUSD cho thấy các vùng hỗ trợ và kháng cự tại 1,1033 và 1,0520.
Chỉ số tâm lý kinh doanh IFO của Đức dự kiến sẽ giảm xuống 90,7 sau khi phục hồi từ mức thấp nhất trong tháng 10 là 85. Chỉ số này đã đạt đỉnh vào tháng 4. Những khó khăn về kinh tế của Đức tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của các nhà phân tích.
Bài phát biểu của Chủ tịch ECB Christine Lagarde sẽ đẩy giá đồng euro lên cao hơn so với đồng đô la Mỹ.
Ngân hàng trung ương này tiếp tục duy trì lập trường diều hâu về chính sách tiền tệ và gần đây đã yêu cầu các chính phủ giảm hỗ trợ giá năng lượng.
“Khi cuộc khủng hoảng năng lượng trở nên ít nghiêm trọng hơn, chúng ta cần phải bắt đầu thu hồi lại các biện pháp hỗ trợ này ngay lập tức sao cho phù hợp với việc giá năng lượng giảm và phối hợp các chính sách một cách hiệu quả,” bà Lagarde cho biết. Bà cũng chia sẻ thêm rằng, các biện pháp tài khóa để hỗ trợ người tiêu dùng khi giá năng lượng xuống thấp hơn “có khả năng làm tăng áp lực lạm phát trong trung hạn, và điều này sẽ đòi hỏi một phản ứng mạnh mẽ hơn đối với chính sách tiền tệ”.
Nhà kinh tế Carsten Brzeski đến từ ING cho biết: “Các biện pháp kích thích tài chính đã làm giảm bớt lo ngại về suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, đây thực sự là một mối lo ngại mới đối với ECB vì nó có thể biến vấn đề lạm phát từ phía cung thành lạm phát từ phía cầu”.
Gần hai tuần trước, ECB đã tăng lãi suất cơ bản một lần nữa thêm 25 điểm cơ bản. Bà Lagarde ám chỉ rằng lãi suất của khu vực đồng euro sẽ tăng lên một lần nữa vào tháng 7:
“Liệu chúng ta đã hoàn thành lộ trình tăng lãi suất chưa? Câu trả lời là chưa! Chúng ta chưa đến đích. Chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Dự báo tỷ giá EURUSD
Việc Cục Dự trữ Liên bang tạm dừng tăng lãi suất gần đây có thể khiến ECB cân nhắc thực hiện điều tương tự. Đây sẽ là động lực chính cho tỷ giá cặp EURUSD trong những tuần tới.
Trong khi đó, nền kinh tế Đức tiếp tục hoạt động kém hiệu quả hơn so với các nước châu Âu khác. Chuyên gia Timo Wollmershaeuser đến từ Viện Ifo cho biết: “Nền kinh tế Đức đang cố gắng thoát khỏi suy thoái một cách vô cùng chậm chạp”.
Văn phòng thống kê báo cáo rằng, mặc dù đầu tư và xây dựng của khu vực tư nhân đã tăng vào đầu năm nay, những nỗ lực này bị kìm hãm bởi sự cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng và các hộ gia đình do giá cả tăng cao hơn.
Siegfried Russwurm – người đứng đầu bộ phận vận động hành lang trong ngành BDI – cho biết: “Chúng tôi thấy đất nước đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức ngày càng lớn”.
Chính phủ Đức vẫn chưa đưa dự đoán tăng trưởng GDP cho năm nay, nhưng các viện kinh tế lớn và IMF đã ước tính rằng GDP sẽ giảm từ 0,2 đến 0,4%.