Các thị trường chứng khoán trên toàn cầu tuần này bắt đầu có dấu hiệu phục hồi khi Nga-Ukraine kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình tại Belarus. Động thái này được đưa ra khi giá thị trường lao dốc sau cuộc tấn công quân sự của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine, theo sau là chiến dịch trừng phạt do phương Tây dẫn đầu đã loại bỏ một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, hạn chế các chuyến bay của Nga cũng như các phương tiện truyền thông nhà nước và ngăn chặn Ngân hàng trung ương nước này sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối trị giá $630 tỷ.
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Á chứng kiến sự phục hồi nhanh nhất khi lấy lại được mức giá ghi nhận kể từ tuần đầu tháng 3, đặc biệt là các nhà đầu tư đã tạm thời dừng lo lắng về cuộc xung đột ở Ukraine sau cuộc đàm phán bất phân thắng bại giữa Moscow và Kyiv và dự kiến một cuộc gặp tiếp theo giữa Tổng thống hai nước tại Belarus sẽ diễn ra nhằm xác định con đường kết thúc chiến tranh nếu đạt được thỏa thuận.
Phản ứng với khả năng xảy ra một kết thúc có hậu, thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi trở lại sau khi giảm mạnh trong vài ngày giao dịch vừa qua. Điều này không có nghĩa là các nhà đầu tư quay trở lại sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà chỉ phản ánh kỳ vọng của họ vào một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện tại.
Hiện tại, dường như Mỹ là nền kinh tế ít chịu ảnh hưởng nhất bởi cuộc khủng hoảng hiện tại do các nhà đầu tư đã mua vào đồng USD và bán tháo đồng Euro, từ đó dần quan tâm trở lại đến cổ phiếu Mỹ.
Ngược lại, cuộc khủng hoảng Ukraine chưa bao giờ là yếu tố thuận lợi đối với thị trường chứng khoán châu Á do các nhà đầu tư lớn chủ yếu đến từ hai quốc gia này đang hoảng loạn bán ra và chuyển sang tích lũy tài sản dưới dạng vàng và dầu thô như những công cụ phòng ngừa rủi ro.
Tuy nhiên, trong tương lai gần, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine có thể sẽ tiếp tục chi phối các thị trường cho đến khi 2 nước đạt được một giải pháp hòa bình.
Tuyên bố của Nga gần đây rằng họ sẽ không trả lãi đối với các khoản nợ chính phủ cho các chủ nợ quốc tế có thể khiến các nhà đầu tư tích cực tìm đến các tài sản phòng ngừa rủi ro hơn.
“Chỉ số đô la và giá vàng vẫn đang ở mức cao, thể hiện rõ nhu cầu nắm giữ tài sản an toàn. Tất nhiên, vòng đàm phán đầu tiên giữa Ukraine và Nga không cho thấy bất kỳ động thái tiến triển nào đối với các hoạt động ném bom đang diễn ra. Điều đó có nghĩa là rủi ro tăng cường các lệnh trừng phạt vẫn đang hiện hữu và giá hàng hóa có thể tăng cao hơn nữa.”
Đâu là những cổ phiếu tốt nhất để mua ngay lúc này?
Dưới đây là danh sách mười trong số các cổ phiếu tiềm năng nhất của Hoa Kỳ được khuyến nghị cho các nhà giao dịch mới bắt đầu dựa trên chuyển động giá của chúng hiện tại. Trong bối cảnh khủng hoảng, giá của các cổ phiếu này khá ổn định và phục hồi nhanh chóng.
Top 10 cổ phiếu Hoa Kỳ tiềm năng nhất hiện tại với mức giá dưới $300:
Dưới đây là danh sách mười trong số các cổ phiếu tiềm năng nhất của Hoa Kỳ được khuyến nghị cho các nhà giao dịch mới bắt đầu dựa trên chuyển động giá của chúng hiện tại. Trong bối cảnh khủng hoảng, giá của các cổ phiếu này khá ổn định và phục hồi nhanh chóng.
- Dropbox Inc.- $22.77
- AMC Entertainment Holdings – $18.52
- Uber Technologies Inc. – $34.04
- Alibaba Group Holding Ltd. – $105.42
- Facebook – $208.11
- Squarespace Inc. – $27.76
- Compass Pathways Plc. – $14.52
- Spotify Technology SA – 148.48
- Twitter Inc. – $34.62
- American Airlines Group Inc. -$16.37
**giá thị trường tại thời điểm ngày 3 tháng 3 năm 2022**
Dưới đây là một số cổ phiếu tiềm năng tại thị trường chứng khoán châu Á mà các nhà đầu tư có thể mua với mức giá thấp:
- HK0001 (CK Hutchison Holdings Ltd.)
- HK0002 (CLP Holdings Ltd.)
- HK0005 (HSBC Holdings Plc.)
- HK0011 (Hang Seng Bank Ltd.)
- HK0017 (New World Development Company Ltd.)
- HK0939 (China Construction Bank Corp.)
- HK1658 (Postal Saving Bank of China Co. Ltd.)
- HK0388 (Hong Kong Exchange and Clearing Ltd.)
Các nhà giao dịch có thể dễ dàng giao dịch những cổ phiếu này trong ngắn hạn thông qua công cụ CFD.