Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc có thể thúc đẩy thị trường chứng khoán phục hồi trong tuần này.
CH50: Đồ thị ngày
Chỉ số CH50 đã chạm đến hỗ ngưỡng trợ 12.371 lần thứ ba và trước mắt sẽ nhắm đến mục tiêu 12.800.
Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc có khả năng sẽ tạo động lực thúc đẩy thị trường sau một gian nền kinh tế suy yếu và chính sách tiền tệ chưa quyết liệt. Các nhà phân tích đã kỳ vọng sẽ có thêm các biện pháp kích thích để thúc đẩy giá cổ phiếu, nhưng bất chấp một số động thái cắt giảm lãi suất cho vay, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã kìm lại đà giảm lãi suất.
Tâm lý ảm đạm đã bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc khi việc nền kinh tế mở cửa trở lại cũng không giữ được lực kéo ban đầu. Số liệu sản xuất của tháng trước từ NBS đã đánh dấu lần giảm thứ ba liên tiếp xuống còn 48,8. 50 là mốc phân biệt giữa tình trạng thu hẹp và mở rộng sản xuất. Một bước nhảy tăng trở lại trên mức 50 trong tháng 6 có thể dẫn đến một đợt phục hồi trên thị trường chứng khoán Trung Quốc.
Hoạt động sản xuất tháng 2 của Trung Quốc đã mở rộng với tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ, nhưng đó là do mức nền thấp khi nền kinh tế đóng cửa một năm trước đó.
Julian Evans-Pritchard, người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết: “Chỉ số PMI cao phần nào phản ánh điểm khởi đầu yếu kém của nền kinh tế trong năm nay và có khả năng sẽ giảm trở lại trong thời gian dài khi tốc độ phục hồi chậm lại”.
Kể từ đó, các ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ đã hạ dự báo về nền kinh tế Trung Quốc, và dòng tiền chảy vào chứng khoán Trung Quốc đã chậm lại.
Căng thẳng giữa hai nước về vấn đề Đài Loan cũng là một mối lo ngại, nhưng các nhà quản lý đầu tư có thể quay trở lại nếu nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục. Đồng nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2022 cũng có thể thúc đẩy xuất khẩu của đất nước.
Các nhà giao dịch nên đặt ra mức rủi ro giới hạn khi đầu tư vào CH50 và theo dõi báo cáo của NBS về khả năng phục hồi của chỉ số sản xuất.