Mặc dù được các yếu tố cơ bản dài hạn thúc đẩy, đà tăng của Bitcoin đang vướng phải mức kháng cự ngắn hạn.
BTCUSD: Đồ thị tuần
Mốc 30.000 vẫn là một mốc quan trọng đối với BTC, và ngay trên đó là mức kháng cự 31.050. Việc giá giảm xuống mức $26.000 có thể xảy ra nếu không thể vượt qua ngưỡng kháng cự này.
Lực mua bitcoin chỉ có thể tăng khi các yếu tố cơ bản trong dài hạn được quan tâm. Đầu tiên là sự kiện các quỹ ETF Bitcoin, và sau đó là việc giá cổ phiếu sàn giao dịch Coinbase đạt mức đỉnh mới trong năm sau khi ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp dữ liệu cho quỹ ETF CBOE.
Bên cạnh thông tin BlackRock đăng ký quỹ ETF, giá tiền điện tử không nhận được dòng tiền đầu cơ mới.
Vấn đề tiếp theo đang được các nhà phân tích thảo luận là sự kiện “halving” đã được lên kế hoạch diễn ra vào năm tới. Phần thưởng khai thác sẽ bị cắt giảm một nửa đối với những người khai thác BTC, và điều đó được cho là giúp làm giảm nguồn cung đồng tiền này.
Bất chấp các thông tin tích cực này, những sự kiện tương tự đối với đồng Litecoin vẫn chưa tạo ra bất kỳ đợt tăng giá đáng kể nào.
Giá của Bitcoin cũng không tăng theo các động lực kinh tế ngắn hạn, khi mà Cục Dự trữ Liên bang dường như đã kết thúc lộ trình tăng lãi suất của mình. Các nhà phân tích kỳ vọng sẽ có thêm hai đợt tăng lãi suất nữa từ Fed, nhưng số liệu lạm phát công bố trong tuần này đã hỗ trợ động thái tạm dừng.
Giá cả hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm, điều này làm gia tăng cơ hội thay đổi lập trường chính sách tiền tệ của Fed. Số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới nhất vẫn cao hơn 3% so với năm ngoái – mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 3 năm 2021 và giảm từ mức cao nhất trong 4 thập kỷ là 9,1% vào tháng 6 năm 2022.
Sau tất cả các cuộc thảo luận về lạm phát và chính sách tăng lãi suất làm ảnh hưởng tiêu cực đến giá Bitcoin, việc lạm phát tăng chậm không có tác động theo chiều ngược lại. Đà tăng của Bitcoin có khả năng hết động lực ở mức $30.000 và giá có thể hồi giảm từ đây.